Thẻ tín dụng là gì? cách sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (TTD – credit card) là thẻ tiêu dùng trước trả tiền sau phân biệt với Debit card là thẻ nạp tiền trước chi tiêu sau do ngân hàng phối hợp cùng với tổ chức tín dụng thẻ quốc tế như Visa, Master, AMEX ( American Express), JCB, … phát hành. Khách hàng sử dụng thay thế tiền mặt chi tiêu mua sắm được ở hầu hết các điểm chấp nhận thẻ (POthẻS) hoặc các trang web thanh toán điện tử trên toàn cầu. Để cho phép chủ thẻ có thể “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Ngân hàng sẽ cấp một hạn mức chi tiêu cho thẻ tùy thuộc vào điểm tín dụng mà ngân hàng đánh giá dựa trên các tiêu chí và lịch sử tín dụng của khách hàng. Khách hàng được phép chi tiêu trong hạn mức này và phải thanh toán đầy đủ lại cho ngân hàng theo thời hạn quy định hàng tháng. cách sử dụng thẻ tín dụng
Thực chất việc tiêu bằng Thẻ tín dụng –TTD chính là một khoản vay tiêu dùng ngắn hạn thông qua hạn mức cấp của thẻ. Chính sách kích thích tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế quốc gia được thể hiện thông qua đặc điểm mà chỉ có ở thẻ đó là khách hàng được miễn lãi tối đa tới 45 ngày sau khi chi tiêu tùy thuộc vào ngày sao kê thẻ. Nắm rõ và thực hiện đúng các quy định này khách hàng rõ ràng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ chính sách ưu đãi này. Tất nhiên nếu như khách hàng để quá hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ tính lãi 2-2.4%/tháng cộng với một khoản phí phạt trả chậm.
Tiện ích của thẻ tín dụng
Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin và hệ thống bảo mật của ngành tài chính ngân hàng, ngày nay chúng ta không còn phải bị phụ thuộc vào tiền mặt nữa. Chỉ cần với một chiếc thẻ tín dụng nhỏ xinh được làm bằng polyme có gắn chíp EMV bảo mật là chúng ta có thể thoải mái đi du lịch, công tác và mua sắm ở hầu hết các địa điểm trên toàn cầu.
Nói như thế là có thể hình dung được những tiện ích ưu việt mà công nghệ thanh toán hiện đại từ chiếc TTD có thể mang lại. Bạn không còn bị phụ thuộc vào tiền mặt, mất quá nhiều thời gian kinh phí cho việc quy đổi ngoại tệ khi phải đi nước ngoài hay chỉ đơn giản là đi công tác xa nhà. Hơn nữa bạn còn không phải lo tới việc phải chuẩn bị một khoản tiền chi tiêu nào đó có thể phát sinh ngoài dự kiến; mà ngân hàng đã sẵn sàng trong thẻ một khoản vay ứng trước hoàn toàn miễn lãi trong phạm vi không quá 45 ngày, miễn là bạn trả đúng hạn. Chưa nói tới vô số khuyến mãi mà các đơn vị kinh doanh, nhãn hàng thực hiện kích cầu thông qua hệ thống phát hành thẻ như: mua vé máy bay, thanh toán điện nước, học phí, bảo hiểm, … cho tới đi xem phim, ăn uống nhà hàng, … và … được giảm giá hấp dẫn.
Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán hiện đại sử dụng công nghệ cao và còn khá mới mẻ ở Việt Nam và không ít ngưởi sử dụng trên thế giới. Chính vì lẽ đó sẽ có không ít người sẽ cảm thấy băn khoăn khi mới được tiếp cận.
Do là được tích hợp vào một hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoàn toàn tự động hóa, nên việc sử dụng thẻ yêu cầu khách hàng cần nắm rõ một số quy định của ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ đưa ra:
- Nắm được hạn mức chi tiêu của thẻ, hạn mức chi tiêu ngày, hạn mức thẻ phụ
- Nắm được ngày sao kê của thẻ. KH sẽ có tối đa là 45 ngày miễn lãi nếu chi tiêu ngay sau ngày sao kê và giảm dần xuống còn 15 ngày miễn lãi nếu chi tiêu ngay trước hoặc trong ngày sao kê. ( Đây chính là điều khách hàng cần lưu ý để tối đa hóa ngày ưu đãi miễn lãi của thẻ ) cách sử dụng thẻ tín dụng
- Nắm được ngày đáo hạn hay là hạn phải toán hàng tháng của khoản ứng khi đã chi tiêu bằng thẻ. Thường thì ngày đáo hạn thẻ sẽ là sau ngày sao kê 15 ngày. Tức là ngân hàng sẽ có có thông báo bằng email hay sms tới quý khách hàng sau ngày sao kê để thông báo về tình hình sử dụng thẻ trước đó, các khoản vay tiêu dùng cần thanh toán và cho KH khoảng thời gian là 15 ngày này để xu xếp thực hiện việc thanh toán.
- Nắm được các khoản phí và phạt của TTD; khoản phí thường niên duy trì thẻ ( thường được miễn trong 2 năm đầu ). Khách hàng sẽ bị mất đi ưu đãi 15-45 ngày miễn lãi kể từ khi chi tiêu nếu đến hạn thanh toán không tất toán được khoản vay chi tiêu đó. Tức khi đó khách hàng sẽ bị truy thu phần lãi xuất đó thường 2-2.5%/tháng tùy từng ngân hàng. Đồng thời sẽ chịu thêm một khoản phạt tùy theo số tiền và số ngày quá hạn:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
KH cần hết sức lưu ý kể từ nợ xấu nhóm 2 ngân hàng sẽ bắt đầu đánh giá thấp điểm tín dụng của bạn trên hệ thống liên ngân hàng nhà nước CIC. Và với khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu (nhóm 3 – 5), thì phải sau ít nhất 3 – 5 năm kể từ thời điểm khách hàng trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng thì mới được xét duyệt vay vốn tiếp ở Ngân hàng hay bất cứ tổ chức tín dụng nào. cách sử dụng thẻ tín dụng
Xem thêm: https://tindung360.com/rut-tien-the-tin-dung-dao-han-the-tin-dung-chi-tu-1.html